Những Sai Lầm Cơ Bản Của Người Dùng Về CPU ???

Các Bạn đã bao giờ tự lựa chọn máy tính cho mình chưa?Các bạn lựa chọn tiêu chí như thế nào khi chọn máy ? CPU Hay RAM hay là Linh Kiện nào Khác , Qua sự tìm hiểu của mình thông qua 1 số diễn dàn hay group trên facebook, thì mình nghĩ các bạn có quan niệm chưa rõ về Các linh kiện máy tính, Vậy mình sẽ loạt serial Bài viết về những sai lầm khi lựa chọn các linh kiện máy tính mà mọi người thường gặp phải.?? ..Mở Bài Viết tuần này sẽ là :

Những Sai Lầm Cơ Bản Của Người Dùng Về CPU ???

CPU có lẽ là tiêu chí đầu tiên khi người dùng chọn. Đã có thời, "tốc độ CPU" là một cách đo hiệu năng của 2 máy vi tính một cách dễ dàng và chính xác, nhưng điều này đã không còn đúng từ rất lâu rồi.


Các mẫu CPU được tung ra gần đây đủ mạnh mẽ để thực hiện các tác vụ đơn giản, do đó bạn sẽ cần xem xét tới các yếu tố khác khi so sánh hiệu năng của máy vi tính. Ví dụ, máy vi tính mà bạn đang cân nhắc có sử dụng ổ cứng thể rắn (SSD), hay chỉ sử dụng ổ cứng cơ học (HDD)? Ngay cả khi đã có các linh kiện khác tương đồng nhau, so sánh CPU dựa trên xung nhịp cũng là không chính xác.




Vì sao bạn không thể đánh giá hiệu năng chỉ dựa trên xung nhịp vi xử lý?


Mọi người đều biết tốc độ của CPU được đo bằng hertz (GHz - 1.000.000.000.000 Hertz). Xung nhịp của CPU cho biết số chu kỳ tuần hoàn (clock cycle) mà CPU có thể thực hiện trong một giây với phép tính logic trong mỗi giây. Ví dụ, CPU có xung nhịp 1.8GHz có thể thực hiện 1,8 tỉ phép tính logic (tắt và mở các transitor) trong một giây, hoặc 1,8 tỉ chu kỳ CPU trong mỗi giây.

Suy nghĩ phổ biến hiện nay là CPU nào thực hiện được nhiều phép tính logic trong một giây hơn thì "nhanh" hơn. Điều này là vừa chính xác, vừa không chính xác.

Thực tế, khi so sánh 2 mẫu CPU thuộc cùng một dòng vi xử lý, bạn hoàn toàn có thể xem xét xung nhịp của chúng. Ví dụ, bạn đang so sánh 2 mẫu Core i5 cùng thuộc thế hệ Haswell, với sự khác biệt duy nhất nằm ở xung nhịp: một mẫu có xung nhịp 3.4GHz; một mẫu có xung nhịp 2.6GHz. Như vậy, mẫu 3.4GHz sẽ nhanh hơn mẫu 2.6GHz tới 30% khi cùng hoạt động tại công suất tối đa.
Ngược lại, bạn không thể so sánh hiệu năng dựa trên tốc độ xung nhịp của Core i5 Haswell và CPU của AMD, CPU ARM trên smartphone/tablet, hoặc thậm chí là cả các thế hệ Core i5 thấp hơn như Ivy Bridge, Sandy Bridge…




Lý do là hết sức đơn giản: Các mẫu CPU mới ngày càng hoạt động hiệu quả hơn, tức là trong mỗi chu kỳ tính toán logic, chúng sẽ thực hiện được nhiều công việc hơn. Ví dụ, năm 2009 Intel tung ra Core i7-960 với xung nhịp 3.2GHz. Năm 2012, Intel tung ra Core i7-4770 với xung nhịp 3.4Ghz. Vậy, không lẽ trong vòng 4 năm qua vi xử lý của Intel không hề mạnh mẽ hơn chút nào?
Câu trả lời chúng ta là "không, CPU của Intel có gia tăng sức mạnh đáng kể". Qua mỗi thế hệ, các mẫu Core i7 có thể thực hiện được nhiều phần tác vụ hơn trong mỗi xung nhịp. Bạn không chỉ cần xem xét số lượng chu kỳ mà một mẫu vi xử lý có thể thực hiện trong mỗi giây, mà còn cần biết trong mỗi chu kỳ tính toán đó chúng làm được bao nhiêu tác vụ.

 Ngay cả khi 2 mẫu CPU có hiệu năng tương đồng nhau, bạn nên sử dụng mẫu vi xử lý có xung nhịp thấp hơn và thực hiện được nhiều tác vụ trong mỗi chu kỳ, hơn là sử dụng một mẫu vi xử lý có xung nhịp cao hơn và thực hiện được ít tác vụ trong mỗi chu kỳ. Lý do? Xung nhịp càng thấp thì CPU càng sản sinh ra ít nhiệt.



CPU hiện nay không hoạt động tại một tốc độ duy nhất




Các thế hệ CPU đều không bắt buộc lúc nào CPU cũng phải sử dụng hết xung nhịp hoạt động động 100% của nó," khi mà tác vụ cần xử lý và Nhiệt Lượng tản ra " là 2 vấn đề quan trọng cần giải quyết, do đó CPU của chúng sẽ chạy xung nhịp thấp khi đang ở trạng thái chờ, và chạy xung nhịp cao khi đòi hỏi nhiều tác vụ. CPU sẽ tự động tăng và giảm xung nhịp khi cần thiết. Khi chạy game, mở nhiều tab trên trình duyệt, xử lý video… CPU sẽ tăng tốc độ xung nhịp. Khi bạn tắt hết các chương trình, CPU sẽ giảm xung nhịp để tiết kiệm điện năng.

Do đó, khi mua laptop, bạn cũng cần phải xem xét tới tốc độ xung nhịp của CPU, bởi yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới thời lượng pin. Bạn cũng cần lưu ý tới vấn đề tản nhiệt: Các mẫu laptop siêu mỏng như MacBook Air hoặc các mẫu Ultrabook sẽ chỉ có thể chạy ở xung nhịp cao nhất trong một thời gian nhất định; sau đó xung nhịp của chúng sẽ bị giảm xuống vì thiết kế siêu mỏng khiến Ultrabook khó có thể tản nhiệt tốt. Mặt khác, các mẫu laptop có cùng một vi xử lý nhưng được giải quyết vấn đề tản nhiệt tốt hơn sẽ có hiệu năng tốt hơn, miễn là CPU được giữ đủ mát để tiếp tục chạy ở xung nhịp tối đa.

Nhận Biết  đúng về  sức mạnh của CPU ( nhân - Core ) ?


Có thể mọi người hơi thắc mắc và chưa hiểu rõ về số Core CPU , vậy OK , mình sẽ giải thích rõ cho các bạn rễ hiểu, core cpu hay gọi là số nhân trong cpu để sử lý tác vụ, là một yếu tố quan trọng, khi mà ngày xưa từ thời Pentium 4 thì người ta sẽ chỉ thấy cpu 1 core duy nhất, Nhưng cpu ngày càng cải tiến từ CPU dual core rồi lại lên quad core, rồi lại lên tiếp 6 core, 8core dặc biệt ở những dòng cpu Xeon có số core tương đối lớn , Dĩ Nhiên mọi người có thể nhận thấy số core càng lớn thì  CPU càng Mạnh, Nhưng các Bạn có thể sẽ nhận thức sai về sức mạnh về số Core của CPU.

Đa số người dùng đều cho rằng CPU Dual Core(2 core) sẽ nhanh gấp đôi CPU đơn nhân hay là Quad Core nhanh hơn gấp đôiDual core. Điều này có thể là chưa chính xác, khi các chuyên gia nước ngoài thử nhiệm thì CPU dual cho chỉ có tăng khả năng tính toán của CPU lên 40% so với CPU đơn nhân mà thôi. 

Cũng Tương Tự Việc CPU Dual core chỉ Hơn CPU đơn nhân 40% sức mạnh, thì có lẽ mọi người nhận thức sai về số core và công nghệ Siêu Phân Luồng của Intel Core i Hiện Nay.


Chúng ta cần biết bắt đầu từ CPU Core i thì Intel đã tích hợp công nghệ Siêu Phân Luồng vào CPU của mình , điều này có nghĩa là 1 core CPU sẽ được Phân Luồng làm 2 để xử lý 2 tác vụ cùng 1 lúc, Như vậy CPU Quad core sẽ được phân luồng thành 8 Luồng xử lý dữ liệu, Việc này sẽ làm người dùng khá nhầm lẫn khi kiểm tra trên máy tính của mình..

CPU Dual Core mn dễ nhầm sang 4 core

Việc tích hợp công nghệ Siêu Phân Luồng gia tăng sức mạnh cho lên CPU Khoảng 40% . Nhiều Người vẫn sẽ thắc mắc như mình vì tại sao 2 core, rõ ràng độc lập tại sao lại tăng có 40% sức mạnh, OK..Mình sẽ lấy Ví Dụ :

VD: 
         -Việc 2 Core Trong 1 CPU làm việc, Điều này cũng tương tự như việc chúng ta có 2 người xúc chung 1 đống cát - Khác với Việc 2 Người xúc 2 đông cát . 

         -Tuy 2 Người xúc chung đông cát nhanh hết hơn, Nhưng 2 người xúc 2 đống cát thì lượng công việc tốt hơn
         
        - 2 Người Xúc đống cát nhanh và ít mệt mỏi hơn, nhưng 2 người xúc 2 đống cát thì sẽ mệt hơn nhưng lại hiệu quả hơn, . Nhưng trong máy tính thì việc mệt hơn mình lại không phải bận tâm.

->> Đây cũng là việc giải thích cho việc tại sao Những máy có số Core lớn hay là Máy là sử dụng 2 CPU thì Lại nóng hơn những máy khác.



 Thôi..đến đây cũng tạm gác lại phần 1 của việc CPU , còn dài quá, để Lúc khác viết tiếp, Mn có đóng góp ý kiến xin hãy comment ở dưới bài viết nhé..!!

Hãy Đón Đọc Phần Tiếp Theo " Những Sai Lầm Cơ Bản Của Người Dùng Về VGA??? "
Previous
Next Post »