Tại sao nên đầu tư đào coin mining

Chủ đề hôm nay là tại sao tôi lại nuôi trâu ?
Trong ngành MMO thì mining là lĩnh vực đầu tư nhiều nhất mà lãi thấp nhất so với các lĩnh vực khác thế nhưng tại sao tôi lại chọn mining:
1) Tiền ảo đang là ngành hot nhất hiện nay. Ai đi trước là đã nắm 60% thành công rùi.
2) Có tiền nhàn rỗi. Đầu tư trong thời gian hiện tại thì ngành nào cũng có cạnh tranh và rủi ro cao. Gửi ngân hàng thì lãi suất thấp(7 – 8 % 1 năm) và nó cũng ko còn an toàn nhưng các năm trước.
3) Không có thời gian nhiều. Mining thì thời gian đầu rất cực nhưng đã ổn định rùi thì ta sẽ dư thời gian để làm những việc khác kiếm đc nhiều tiền hơn,ổn định hơn, và phát triển tương lai của mình.
Để trâu ổn định và không làm phiền tới mình, em xin chia sẽ các bác vài điều.
Đây là cách em build hệ thống của em ai thích thì làm theo ko thì cứ tự làm theo ý mình không nên ném đá em nhá. Mỗi người mỗi suy nghĩ.
Các lỗi cơ bản ko nói ở đây nhé . (hư riser, màn hình xanh , ko nhận 6 card …..)
1) Đối với các bác ít trâu hoặc xem mining là thu nhập thụ động thì đừng ham tốc độ đào cao. Sự ổn định của dàn trâu là quan trọng nhất để mình còn làm việc khác miễn sao lợi nhuận mình vẫn chấp nhận đc. Chứ có 10 trâu mà mỗi ngày cứ treo lên treo xuống thì thời gian và tâm trí mình bỏ vào đây ko đáng ( ngoại trừ bác nào xem đây là thu nhập chính luôn ).
2) Đối với các bác có 20 trâu trở lên nên sử dụng bootrom + ổ cứng (hdd 120k). Các bác có các máy tính cũ ko xài có thể tận dụng làm bootrom.
 a. Trên onboard các bác ưu tiên boot on lan.
b. Trong bản image các bác disable ổ cứng để bảo vệ ổ cứng và tiết kiệm điện.
c. Xài ổ đĩa chung cho các trâu. Khỏi phải update từng con khi có phiên bản mới.
d. Khi server bootrom có bị tắt hay bị lỗi gì thì trâu mình sẽ boot vào ổ cứng và chạy tiếp ko ảnh hưởng gì cả.
3) Trường hợp 0 hash 1 card thì làm sao? Khi có 1 card rớt về 0 hash nếu ta tiếp tục để claymore chạy tiếp thì 1 thời gian nữa sẽ treo trong win luôn. Giải pháp: trong Remote manager của claymore có chức năng thực thi file batch khi hash bị rớt . ví dụ : tổng hash 6 card là 180 thì các bác set khi hash thấp hơn 160 là thực thi file batch. File batch các bác để lệnh “shutdown /f /r /t 1 ” . Nó sẽ khởi động lại máy và chạy tiếp.
4) Trường hợp treo trong win thì sao?
a. Tiết kiệm thì các bác xài Board Arduino Uno còn giàu thì xài ổ xiaomi luôn.
b. Trên con server boot rom bác cài bluestack. Cài app Blynk hoặc mi home nếu xài xiaomi.
c. Viết 1 soft đơn giản như sau. Ping “port” của remote manager ở máy trâu . (port default là 3333) . Khi bị “request time out “ trong 5 phút thì lập tức click chuột vào vị trí on off trâu trên chương trình Blynk hoặc mi home.
5) Trường hợp server pool die thì làm sao? Trong claymore có chức năng POOL_FAILOVER ở file epools.txt hoặc các bác có thể sử dụng proxy server để chuyển pool khi pool die. Nên chọn 2 pool của 2 web khác nhau để có thể chạy 24/7.
6) Trường hợp rớt mạng internet thì sao? Nếu các bác ko biết vẫn để chạy sẽ làm các bác bị tốn tiền điện mà ko đc gì . Các bác chọn 2 ip hoặc domain mà rất ít khi chết ví dụ: 8.8.8.8 và 8.8.4.4 Trên trâu các bác ping 2 địa chỉ này nếu request time out thì sẽ shutdown Trâu.
7) Trường hợp cúp điện thì sao ? đa số các bác đều bật chức năng tự khởi động máy khi có điện lại. Chỗ nào điện tốt thì không nói còn chỗ nào điện chập chờn cúp rùi có, có rùi cúp dễ dẫn đến hư thiết bị.Riêng em thì em chỉ bật chức năng này cho máy server boot rom thôi. Khi server boot rom khởi động xong và sau 5 phút nó sẽ “wake on lan” tất cả các con trâu còn lại.
8) Giờ tới vấn đề giám sát và quản lý trâu.
a. Soft: remote manager của claymore, send mail from command, usb 3g
b. Khi đã bật tắt nguồn lại mà trâu vẫn không lên thì lập tức server bootrom sẽ gửi email hoặc nhắn tin (dùng usb 3g)
c. Dùng các trâu check ngược lại server boot rom. Khi server boot rom bị lỗi thì các trâu sẽ gửi email về cho mình để xử lý.
d. Từ xa thì ta dùng chương trình remote manager để giám sát, đổi pool, đổi đào coin khác,.. có thể mở port “remote manager “ trên modem nhưng cách này ko security. Tốt nhất nên sử dụng vpn. Trên android và ios thì ta dùng “remote app”. Ta chỉ remote vào đúng chương trình “remote manager” của claymore để quản lý và giám sát. Dễ configure và nhanh hơn so với remote vào full màn hình windows.
Trên đây là 1 số chia sẽ nhỏ. Anh em còn vướng mắc gì cứ góp ý để bổ sung cho hoàn chỉnh. Làm sao để ít tốn thời gian vào trâu nhất.
PS: 1 gợi ý cho những ai thích nghiên cứu crack claymore. Không khuyến khích anh em làm nhé. Hãy tôn trọng bảng quyền của tác giả. Muốn vượt qua claymore các bác đi theo hướng proxy. Khi các gói tin gửi từ chương trình claymore đi ra ngoài đều phải qua proxy server của mình. Trên proxy server các bác thay đổi gói tin chuyển toàn bộ ví gửi ra thành ví của mình.
Previous
Next Post »