Đoạn mô tả cho bài viết chứa trong thẻ <meta> là phần quan trọng nhất khát quát lên ý chính cho nội dung bài viết. Lý do bạn cần chú ý vì đôi khi google sẽ sử dụng chính đoạn mô tả ngắn này để hiển thị cho cụm từ được tìm kiếm mà không phải một phần nội dung được trích từ bài viết.
Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về phần mô tả cho bài viết bạn nên tham khảo qua: Tối ưu tiêu đề bài viết và thẻ title Đó là bài đầu tiên trong chuyên đề Viết bài chuẩn SEO mà mình đang giới thiệu tới các bạn. Lý do là các lưu ý trong bài viết đó cũng cần được áp dụng cho phần miêu tả của bài viết như lưu ý về việc nhồi nhét từ khóa, trùng lặp…
Mục lục [Ẩn]
Tối ưu mô tả bài viết và thẻ meta description
1 Tính duy nhất
Cũng như tiêu đề của trang, phần mô tả cho bài viết cần đảm bảo tính duy nhất để tránh trùng lặp nội dung. Với thẻ meta description cũng thế. Bạn cần kiểm tra thẻ meta description trên trang web bằng cách view source và tìm tới phần:
<meta name=”description” content=”Nội dung miêu tả” />
2. Chính xác – cụ thể – rõ nghĩa
Vì là phần miêu tả bạn cần đúc kết lại nội dung của toàn bài viết để đưa ra đoạn mô tả ngắn gọn và rõ nghĩa nhất. Bạn nên phân biệt rõ nội dung mô tả cho bài viết và cho sản phẩm. Vì đoạn mô tả không nhất thiết phải là một câu, mà nó có thể là những phần dữ liệu liên quan tới tiêu đề như tác giả, số điện thoại, thể loại, giá tiền…
Ví dụ khi đăng sản phẩm liên quan tới mì tôm bạn có thể miêu tả: “Loại: Mỳ 6 con tôm, Nhà sản xuất: Miliket, Giá: 3000VNĐ, Tình trạng: Còn hàng.”
Hiện tại Google khuyến cáo bạn sử dụng dữ liệu có cấu trúc. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây. Nhưng nếu các bạn không rành về Code vẫn có thể làm theo cách này để hiển thị rõ nhất thông tin đi kèm nội dung.
3. Tạo những đoạn mô tả chất lượng
Bạn có thể tạo ra nhiều đoạn mô tả khác nhau cho từng đối tượng vì nó có thể hiển thị với mục đích khác nhau. Ví dụ: Mô tả cho Google và các công cụ tìm kiếm sẽ được đặt trong thẻ meta description, mô tả cho người đọc sẽ hiển thị ở ngoài trang chủ hoặc phần giới thiệu sản phẩm, mô tả cho các mạng xã hội sẽ hiển thị thông qua Open Graph Meta Tag… Tùy vào mục đích và nơi hiển thị mà bạn tạo và hiển thị thông tin cụ thể.
4. Độ dài của đoạn miêu tả
Bạn có thể tạo những đoạn miêu tả dài tùy ý muốn nhưng để tối ưu phần mô tả bài viết bạn nên chọn độ dài từ 140-155 ký tự. Lý do là các công cụ tìm kiếm cũng chỉ hiển thị giới hạn nội dung. Và khi chia sẻ link trên các mạng xã hội phần nội dung này cũng bị cắt ngắn đi.
5. Chèn từ khóa
Trong đoạn miêu tả cho bài viết bạn cũng nên chèn từ khóa mà mình muốn nhắm tới. Nên chèn ở khoảng giữa của đoạn mô tả vì khi ở tiêu đề bài viết cũng có từ khóa mà bạn lại chèn ngay vào đầu đoạn miêu tả nữa có thể gây mất thiện cảm và dễ bị hiểu bạn đang cố nhồi từ khóa vào mọi nơi có thể.
Tuy Google có ra thông báo sẽ lấy một phần nội dung phù hợp nhất của website để hiển thị cho đoạn mô tả tại trang kết quả tìm kiếm trên thực tế nếu đoạn nội dung mô tả của bạn thực sự chất lượng nó sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu. Các bạn sẽ luôn thấy những từ khóa có liên quan được hiển thị ở tiêu đề, url, phần mô tả và thậm chí ở Breadcrumb.
Nếu bạn đang sử dụng Blogspot thì nên xem qua: Cách bật và thêm mô tả bài viết cho blogspot
Dưới đây là ví dụ về việc Google hiển thị một phần nội dung khi tìm với từ khóa “viết bài seo”
Còn đây là ví dụ về việc hiển thị từ khóa trong đoạn mô tả đặt trong thẻ meta (từ khóa:”twitter cập nhật profile mới“):
Trên đây là những lưu ý để các bạn tối ưu mô tả bài viết tốt. Còn cách làm thế nào, lựa chọn sao cho phù hợp là ở chính các bạn. Mình cũng đang tìm hiểu và học cách SEOnên vừa làm, vừa chia sẻ với các bạn những điều quan trọng và cũng là những bước SEO cơ bản nhất. Nếu các bạn áp dụng những thủ thuật SEO này có hiệu quả thì hãy cùng chia sẻ lại với mọi người nhé.
ConversionConversion EmoticonEmoticon